Thời gian gần đây, xe đạp điện đã trở thành một phương tiện di chuyển phổ biến, khi những người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sự tiện lợi và bảo vệ môi trường. Với nhiều ưu điểm nổi bật so với các dòng xe khác và sự thân thiện với môi trường, xe đạp điện đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên toàn thế giới.
Để hiểu rõ hơn về dòng xe này, Xe Điện Xanh Sài Gòn mời bạn đọc tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.
Định nghĩa “Xe đạp điện là gì?” được ghi tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 41/2013/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Xe đạp điện là loại xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ tối đa không vượt quá 250W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 25 km/h và có khối lượng (bao gồm cả ắc quy) không vượt hơn 40kg.
Với những chiếc xe đạp điện hiện đại, chúng đã có rất nhiều cải tiến trong thiết kế, nhằm đáp ugứ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Kiểu dáng hiện đại, thể thao, phá cách, có những mẫu thì lại có thiết kế dễ thương. Giúp người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn.
Xét về kiểu dáng yên xe, thì xe đạp điện có 2 dòng chính là xe đạp điện yên liền và xe đạp điện 2 yên, một số mẫu đặc biệt có 3 yên như chiếc Nijia Swift 3 yên chẳng hạn.
Ắc quy và pin lithium là thành phần quan trọng trên xe đạp điện để cung cấp năng lượng cho động cơ điện.
Với những dòng xe đạp điện sử dụng ắc quy thì mỗi xe sẽ được thiết kế số lượng ắc quy khác nhau. Thông thường là 4-5 bình 20Ah hoặc các bình 12Ah… Mỗi lần sạc thì có thể đi được 50-80km và tuổi thọ của ắc quy phụ thuộc lớn vào cách sử dụng xe và số lần sạc kể từ khi mua.
Tuy nhiên, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất vẫn là pin lithium-ion bởi những tính năng ưu việt mà nó mang lại. Điển hình như quãng đường di chuyển dài hơn, tuổi thọ cao hơn và khả năng lưu trữ điện tốt hơn.
Điện áp của ắc quy và pin của xe đạp điện thường là 48V. Đây là điện áp phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với hầu hết các loại xe đạp điện trên thị trường.
Một số xe đạp điện có công suất lớn hơn có thể sử dụng điện áp 60V hoặc 72V. Điện áp càng cao thì xe càng có tốc độ và quãng đường di chuyển xa hơn.
Ắc quy xe đạp điện thường được cấu tạo từ nhiều bình ắc quy nhỏ mắc nối tiếp với nhau để tạo ra điện áp tổng. Ví dụ, ắc quy xe đạp điện 48V được cấu tạo từ 4 bình ắc quy 12V mắc nối tiếp.
Động cơ được coi là một bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe đạp điện. Chức năng chính của nó là tạo ra mô men quay cho bánh xe, giúp cho bánh xe có thể di chuyển và duy trì hoạt động.
Hiện nay các hãng sản xuất xe đạp điện thường để động cơ ở vị trí ngay trên trục bánh, bên trong hộp xích và bộ truyền tải động của xe. Động cơ xe sử dụng nguồn điện từ ắc quy hoặc pin.
Khi xe hết điện, để giúp xe tiếp tục di chuyển thì người lái có thể tạm thời sử dụng bàn đạp trợ lực . Đây là một ưu điểm nổi bật khiến người dùng thích thú, nhất là khi so sánh với xe máy điện.
Bộ điều khiển xe đạp điện là một hệ thống quản lý và điều khiển các chức năng của xe nhằm cung cấp trải nghiệm lái xe thân thiện và dễ sử dụng.
Hệ thôgs này bao gồm bộ điều khiển trung tâm, cảm biến tốc độ, bộ điều khiển động cơ, công tắc và nút bấm, màn hình hiển thị, hệ thống pin và sạc. Với bộ điều khiển, người lái có thể khởi động, dừng, tăng - giảm tốc độ và thay đổi chế độ hoạt động của xe. Ngoài ra, nó cũng cung cấp thông tin về tốc độ, quãng đường và các thông số khác của xe.
Hiện nay, giá xe đạp điện không quá đắt đỏ, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình. Càng ngày càng có nhiều thương hiệu xe đạp điện ra đời, để cạnh tranh thu hút khách hàng mà giá thành của xe cũng trở nên dễ chịu hơn.
Giá xe đạp điện giữa các dòng xe cũng có sự chênh lệch dựa vào mẫu mã, công suất và thương hiệu. Để trả lời chính xác cho câu hỏi “Giá xe đạp điện bao nhiêu tiền” mời bạn đọc tìm hiểu bảng giá xe đạp điện học sinh của Xe Điện Xanh Sài Gòn nhé.
Tiết kiệm nhiên liệu: Xe đạp điện sử dụng năng lượng điện để vận hành, do đó chi phí sử dụng thấp hơn rất nhiều so với xe máy chạy xăng.
Không thải khí độc hại: Xe đạp điện hoạt động bằng điện nên không thải khí độc hại ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường.
Hiệu quả vận hành: Xe đạp điện có vận tốc tối đa khoảng 35km/h, phù hợp với điều kiện giao thông trong thành phố.
Tiện lợi: Xe đạp điện có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong các khu vực đông đúc.
Ngoài những ưu điểm trên thì xe đạp điện cũng có một số những nhược điểm sau:
Các mẫu xe đạp điện Halim được thiết kế hướng tới sự tiện ích, thẩm mỹ và hiệu suất. Sản xuất trên công nghệ tiên tiến đã tạo ra các mẫu xe đạp điện êm ái và linh hoạt trong quá trình sử dụng.
Halim cung cấp đa dạng các mẫu xe phù hợp với nhu cầu và sở thích của người dùng. Các tính năng và phụ kiện có trong dòng xe đạp điện Halim bao gồm pin sạc, động cơ mạnh mẽ, hệ thống phanh, thiết kế xe thời trang và tiện ích như đèn chiếu sáng, chân chống và khóa an toàn.
DK Bike là một thương hiệu xe đạp điện nổi tiếng với nhiều mẫu xe đa dạng và chất lượng cao. Các mẫu xe đạp điện DK Bike thiết kế hướng tới sự hiện đại và tiện ích. Chúng đều được trang bị động cơ mạnh mẽ giúp người dùng có thể di chuyển trên các địa hình khác nhau một cách dễ dàng.
Mặc dù không phải là dòng xe đạp điện đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì xe Nijia là thế hệ xe điện có độ phổ biến rộng rãi nhất.
Xe đạp điện Nijia có nhiều ưu điểm nổi bật như thiết kế xe nhỏ gọn, ắc quy xe có thể tháo rời linh hoạt, có bàn đạp tiện dụng, màu sắc phong phú… giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn.
Yadea là hãng xe điện quốc tế có xuất xứ từ Hồng Kông. Với sự tập trung và tiện ích, chất lượng và hiệu suất, Yadea đã tạo ra những mẫu xe đáng chú ý.
Một điểm mạnh của dòng xe đạp điện Yadea là hiệu suất và độ bền. Xe được trang bị động cơ mạnh mẽ và ắc quy chất lượng, mang lại khả năng vận hành ổn định và dễ dàng điều chỉnh cho người dùng.
Câu hỏi 1: Làm sao để biết xe đạp điện đã sạc đầy?
Câu hỏi 2: Xe đạp điện chạy được bao nhiêu km / h?
Trả lời: Theo quy định của luật GT đường bộ thì xe đạp điện có vận tốc không quá 25 km/h. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều hãng sản xuất xe có vận tốc vượt mức này.
Câu hỏi 3: Xe đạp điện có phải đăng ký không?
Trả lời: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, xe đạp điện là phương tiện thô sơ, không thuộc loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Do đó, xe đạp điện không phải đăng ký biển số.
Câu hỏi 4: Đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.