Nhận khuyến mãi tại fanpage Nhận khuyến mãi tại fanpage

Tổng Hợp Các Công Tắc Trên Xe Máy Điện Và Chức Năng Của Chúng

Nguyễn Quang Huy
Th 5 08/08/2024
Nội dung bài viết

Các công tắc trên xe máy điện đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giúp người sử dụng điều khiển xe một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Tuy nhiên, cũng có không ít người dùng lần đầu sử dụng xe máy điện vẫn chưa nắm rõ về các công tắc này, về chức năng của chúng. Hôm nay hãy cùng Xe Điện Xanh Sài Gòn tìm hiểu nhé!

Các công tắc trên xe máy điện và chức năng

Các công tắc trên xe máy điện thường được bố trí ở 2 bên tay lái để người lái dễ dàng thao tác. Tuỳ từng loại xe và công nghệ được trang bị trên xe mà sẽ có các nút bấm khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản sẽ có các công tắc sau đây:

Các công tắc trên xe máy điện

  • Công tắc nguồn: Bật/tắt nguồn điện của xe, khởi động và tắt máy.

  • Cụm công tắc đèn: Bao gồm 1 công tắc đèn pha và công tắc đèn xi nhan. Điều khiển đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan.

  • Công tắc còi: Bấm để phát ra tiếng còi báo hiệu.

  • Công tắc ưu tiên: Khi bật, 2 cặp đèn xi nhan trước và sau sẽ nhấp nháy liên tục

  • Công tắc nút P: Bấm nút P để chống giật ga

  • Công tắc chế độ lái (nếu có): Điều chỉnh chế độ vận hành của xe, như chế độ tiết kiệm năng lượng, chế độ thể thao, v.v.

Trước khi điều khiển xe, hãy dành một chút thời gian để làm quen với các công tắc và chức năng của chúng. Điều này sẽ giúp bạn vận hành xe một cách an toàn và hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng chi tiết từng loại công tắc

Các biểu tượng và vị trí của các công tắc có thể khác nhau tùy theo từng hãng xe và mẫu xe. Tuy nhiên chức năng và cách sử dụng của chúng đều giống nhau:

Công tắc trên xe máy điện

Công tắc nguồn

Công tắc này là nút đề khởi động xe, khi bạn cần lái xe, hãy cắm chìa khoá cơ vào ổ khoá hoặc sử dụng remote để mở khoá từ xa. Sau đó bấm nút công tắc nguồn để khởi động xe.

Công tắc đèn

Ở một số dòng xe máy điện hiện đại, đèn pha thường được bật sẵn ngay khi bạn khởi động xe. Việc bạn cần làm chỉ là điều chỉnh khoảng cách chiếu sáng của đèn pha. Ví dụ khi đi đường vắng, ngoài khu dân cư, bạn có thể chuyển sang biểu tượng chiếu xa để quan sát đường đi tốt hơn. Còn ở trong khu đông dân cư, hãy chuyển về chiếu gần để đảm bảo an toàn cho người đi phía đối diện.

Đối với đèn xi nhan, khi bạn cần chuyển làn sang trái hoặc sang phải, hãy gạt công tắc về phía tương ứng.

Công tắc còi

Công tắc này được sử dụng khi bạn cần cảnh báo cho người tham gia giao thông phía trước để đảm bảo an toàn.

Lưu ý chỉ sử dụng còi khi cần thiết để tránh gây ồn ào và mất tập trung.

Công tắc P

Trên một số mẫu xe, nút P có thể được sử dụng để khởi động nhanh động cơ mà không cần qua các bước khởi động thông thường.

Trên một số mẫu xe khác, nút P có thể được sử dụng để kích hoạt chế độ đỗ xe, khóa bánh xe để đảm bảo an toàn.

Công tắc chế độ lái

Thông thường ở các xe máy điện, công tắc này sẽ có 2 nấc trở lên. Nấc I xe chạy chậm nhưng khoẻ, nấc II xe chạy nhanh và êm hơn.

Các vấn đề thường gặp khi sử dụng công tắc trên xe máy điện và cách khắc phục

Việc hiểu rõ và sử dụng thành thạo các công tắc trên xe máy điện không chỉ giúp bạn vận hành xe an toàn mà còn giúp bạn phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố nhỏ. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp liên quan đến công tắc và cách giải quyết:

Công tắc bị kẹt, khó xoay hoặc gạt

Nguyên nhân dẫn đến công tắc bị kẹt có thể là do bụi bẩn lâu ngày tích tụ bên trong. Hoặc phần tiếp điểm bằng kim loại bị gỉ sét do đọng nước,...

Lúc này hãy dùng 1 chiếc khăn mềm hoặc bàn chải nhỏ thấm dung dịch vệ sinh tiếp điểm điện để làm sạch các tiếp điểm bên trong công tắc. Đừng quên cho một lượng nhỏ dầu mỡ chuyên dụng để bôi trơn các bộ phận chuyển động của công tắc.

Công tắc không hoạt động

Có thể do dây điện bị đứt hoặc hở, nên các tín hiệu điện không được truyền đi. Hãy kiểm tra các mối nối, dây điện có bị đứt, hở hoặc chập mạch không. Sửa chữa hoặc thay thế nếu cần.

Công tắc bị nhạy cảm, hoạt động không ổn định

Nguyên nhân thường do tiếp điểm bên trong công tắc bị oxi hóa hoặc bám bụi hoặc lò xo bên trong công tắc bị yếu.

Hãy vệ sinh lại công tắc như đã làm với trường hợp công tắc bị kẹt.

Đèn báo của công tắc không sáng

Các nguyên nhân bao gồm:

  • Bóng đèn báo bị cháy.

  • Dây điện đèn báo bị đứt hoặc hở.

  • Công tắc bị hỏng.

Lúc này hãy kiểm tra các mối nối, dây điện có bị đứt, hở hoặc chập mạch không. Nếu đèn báo vẫn không sáng sau khi kiểm tra dây điện và thay bóng đèn, có thể công tắc bị hỏng.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về các công tắc trên xe máy điện và cách sử dụng chúng hợp lý. Hy vọng những thông tin trên đây từ Xe Điện Xanh Sài Gòn sẽ hữu ích đến bạn.

Nội dung bài viết